Huyện Thanh Oai là một huyện nằm ở phía nam của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ 15km. Do vị trí gần trung tâm Thủ đô, Thanh Oai có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút được nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn cũng có sự tăng nhanh. Trong bài viết này, Việt Luật xin giới thiệu tới bạn đọc về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty tại huyện Thanh Oai.
Nội Dung Bài Viết
Giới thiệu về huyện Thanh Oai
Từ thời đầu dựng nước Hùng Vương, Thanh Oai đã là trung tâm của nhà nước Văn Lang. Nơi đây cũng lưu giữ bao nét văn hóa của người dân đồng bằng Bắc Bộ với những làng nghề truyền thống như làng nghề nón lá làng Chuông, làng tương Cự Đà, giò chả làng Ước Lễ, pháo Bình Minh,… cũng với rất nhiều đình chùa cổ kính. Thanh Oai cũng được biết đến là một vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều hiền tài với hơn 25 Tiến sĩ, có thể kể đến những cái tên như Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, Trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng, Trạng nguyên Nguyễn Thiến,…
Do vị trí cách trung tâm thành phố không xa, Thanh Oai cũng có tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,9% so với năm 2019. Vì vậy, trong những năm gần đây, Thanh Oai thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, nhiều dự án lớn được xây dựng, các công ty trên địa bàn cũng có sự phát triển nhanh chóng. Năm 2020, toàn huyện có 1.461 doanh nghiệp hoạt động, riêng số thành lập mới trong năm 2020 là 247 doanh nghiệp.
Đặc biệt, huyện đã tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; quyết liệt chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính… Những điều kiện thuận lợi này đã góp phần giúp các công ty ở huyện Thanh Oai ngày càng lớn mạnh. Nếu bạn có nhu cầu muốn thành lập công ty tại Hà Nội, có lẽ huyện Thanh Oai cũng là một lựa chọn khá phù hợp với bạn, bạn có thể cân nhắc kỹ càng.
Những điều cần chú ý khi thành lập công ty tại huyện Thanh Oai
Lưu ý về loại hình doanh nghiệp
Quý khách có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Từng loại hình công ty lại có những quy định pháp luật, những điều kiện hay những ưu nhược điểm riêng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng chỉ có 1 chủ sở hữu nên chủ sở hữu cũng có thể kiểm soát tối đa các hoạt động kinh doanh, ra quyết định nhanh, linh hoạt, cơ cấu tổ chức cũng khá đơn giản. Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý có giới hạn và công ty có thể phát hành trái phiếu nên khả năng huy động vốn cao hơn doanh nghiệp tư nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng là một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nên chủ sở hữu cũng chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý có giới hạn và công ty có thể phát hành trái phiếu. Loại hình này thường mang tính chuyên môn hóa cao hơn, cơ cấu tổ chức cũng chặt chẽ hơn và cho phép có tối đa 50 thành viên góp vốn vào công ty.
Công ty cổ phần sẽ không giới hạn số nhà đầu tư góp vốn vào công ty, mỗi nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Bên cạnh đó, công ty cổ phần có khả năng hoạt động rộng, được phép phát hành tất cả các loại chứng khoán, khả năng huy động vốn cao, khả năng chuyển nhượng vốn của loại hình này cũng rất dễ dàng. Hơn nữa, công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, mang tính chuyên môn cao.
Lưu ý về ngành, nghề kinh doanh
Pháp luật Việt Nam cho phép các công ty kinh doanh tất cả những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, với những ngành, nghề có điều kiện, các công ty cần phải đáp ứng đủ các điều kiện mà nhà nước quy định để có thể hoạt động kinh doanh. Các điều kiện đó có thể là số vốn điều lệ tối thiểu, các giấy phép kinh doanh có liên quan (Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…), cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng,…
Lưu ý về hộ khẩu thường trú
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cần có hộ khẩu thường trú tại địa phương mới có thể thành lập công ty tại địa phương đó. Vì vậy, các nhà đầu tư không cần lo lắng đến vấn đề hộ khẩu thường trú khi muốn thành lập công ty tại huyện Thanh Oai. Tuy nhiên, có một số ngành, nghề đặc biệt yêu cầu hộ khẩu thường trú tại địa phương như kinh doanh dịch vụ cầm đồ,…
Tùy từng loại hình kinh doanh, từng ngành, nghề nhất định sẽ có những lưu ý cụ thể, quý khách hàng hãy liên hệ tới Việt Luật để được các bạn chuyên viên tư vấn một cách cụ thể, chi tiết hơn.
Các bước thành lập công ty tại huyện Thanh Oai
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tại huyện Thanh Oai
Đối với từng loại hình doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2020 lại quy định từng loại hồ sơ đăng ký thành lập riêng.
Với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân là chủ sở hữu của công ty;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân là đại diện pháp lý của công ty.
Với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân, tổ chức là thành viên của công ty; đối với thành viên là tổ chức cần có văn bản cử người đại diện theo ủy quyền, giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân là đại diện pháp lý của công ty;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Với loại hình công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của các cá nhân, tổ chức là cổ đông sáng lập của công ty; đối với thành viên là tổ chức cần có văn bản cử người đại diện theo ủy quyền, giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân là đại diện pháp lý của công ty;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Bước 3: Nhận kết quả
Sau 3 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ đăng ký của bạn. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan sẽ cấp cho bạn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi văn bạn ghi rõ lí do không hợp lệ để bạn có thể sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần công bố nội dung đăng ký lên Cổng Thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đây là điều bắt buộc. Thời hạn công bố là 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phí công bố là 300.000 đồng. Nếu công bố muộn, công ty của bạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
Tham khảo: thành lập công ty tại huyện Quốc Oai
Bước 5: Các thủ tục cần làm sau thành lập công ty tại huyện Thanh Oai
Bên cạnh đó, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần hoàn tất các thủ tục sau thành lập sau:
- Làm con dấu công ty;
- Treo biển công ty;
- Mở tài khoản ngân hàng;
- Công bố tài khoản ngân hàng lên Chi cục thuế huyện Thanh Oai;
- Làm chữ ký số;
- Phát hành hóa đơn (khi công ty có nhu cầu kinh doanh mua bán);
- Làm báo cáo thuế…
Bạn cần hoàn tất cả thủ tục trên để công ty có thể đi vào hoạt động. Nếu không làm đủ, công ty của bạn có thể bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.
Quý khách không muốn mất nhiều thời gian, công sức mà vẫn có thể đăng ký thành lập công ty tại huyện Thanh Oai nhanh chóng, quý khách có thể sử dụng dịch vụ của Việt Luật, chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn, cũng như giúp bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh nhất.
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Việt Luật Hà Nội
Địa chỉ: Số 8, ngõ 22 Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0965.999.345